Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Những lỗi thường gặp ở nồi cơm điện và cách khắc phục cực kỳ đơn giản ngay tại nhà bạn đã biết chưa? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!

Trong không gian phòng bếp của mỗi gia đình tại Việt Nam thì chiếc nồi cơm điện là một trong những vật dụng không thể thiếu. Tuy nhiên, sau thời gian dài sử dụng, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sự cố phát sinh dẫn đến nồi cơm điện trục trặc, làm gián đoạn quá trình nấu nướng. Cùng HAY ĂN tìm hiểu, nhận biết 5 lỗi thường gặp ở nồi cơm điện và cách xử lý nhé!

1 Cắm điện nhưng đèn không sáng

Cắm điện nhưng đèn không sángCắm điện nhưng đèn không sáng

Nguyên nhân:

  • Đèn bị cháy, hỏng: Lúc này nồi cơm điện vẫn hoạt động bình thường nhưng đèn báo không sáng, gây bất tiện trong quá trình theo dõi tình trạng cơm chín.
  • Dây nguồn bị đứt, gặp sự cố trong hệ thống điện: Các dây dẫn có thể bị đứt, gãy do côn trùng hay chuột cắn, hoặc do vật nặng đè lên, không thể truyền tải điện là nguyên nhân dẫn đến đèn không sáng dù bạn đã cắm điện chắc chắn.

Cách xử lý:

  • Thay đèn: Khi phát hiện đèn bị hỏng, bạn chỉ cần thay mới linh kiện này là có thể tiếp tục sử dụng thiết bị, giúp bạn có thể theo dõi quá trình nấu cơm.
  • Liên hệ với dịch vụ sửa chữa: Bạn nên gọi nhân viên kỹ thuật hoặc mang nồi cơm điện đến trung tâm sửa chữa uy tín để được hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa kịp thời.

2 Nồi cơm không vào điện

Nồi cơm không vào điệnNồi cơm không vào điện

Nguyên nhân:

  • Phích cắm lỏng: Trong quá trình sử dụng chúng ta vô tình dịch chuyển nồi thường xuyên làm dây điện nối với nồi thường dễ bị lỏng và nồi cơm sẽ không hoạt động.
  • Nguồn điện yếu: Nếu nguồn cấp điện trong ổ cắm quá yếu sẽ ảnh hưởng tới việc truyền tải, khiến cho điện năng không thể truyền tới nồi cơm điện, gây ra hiện tượng nồi cơm không vào điện.
  • Trong quá trình sử dụng việc dây cắm điện bị đứt, hở, hỏng,... là điều không thể tránh khỏi. Nguyên nhân này không chỉ khiến cho nồi không hoạt động mà có thể gây ra những nguy hiểm cho người dùng.
  • Hỏng rơ le và mâm nhiệt: Do tần suất sử dụng nồi cơm điện quá nhiều và liên tục nên những bộ phận này dễ bị cũ, hao mòn và hư hỏng sau một thời gian dài
  • Đầu nối bị hỏng: Đây là bộ phận quan trọng để nối nguồn điện với nồi. Qua thời gian dài sử dụng, bộ phận này bị cháy hỏng, dẫn đến nồi cơm không thể kết nối với nguồn điện.

Cách xử lý:

  • Trước khi nấu cơm, hãy kiểm tra xem phích đã được cắm chắc chắn với nguồn điện chưa hay dây điện có bị đứt, cháy, hở,... hay không. Ngoài ra, bạn cũng nên lau chùi phích cắm nồi cơm sạch sẽ, tránh để bụi bẩn đóng quá nhiều.
  • Nếu đã kiểm tra các bộ phận bên ngoài có thể phát sinh lỗi mà vẫn chưa khắc phục được thì bạn nên liên hệ với người có kỹ thuật để được sửa chữa, thay thế nhanh chóng và hiệu quả.
  • Để giải quyết tình trạng nguồn điện quá thấp, bạn hãy nhờ công ty điện lực đến để kiểm tra bảng điện hoặc có thể đặt một chiếc máy ổn áp trong nhà.

3 Nồi cơm điện tự động nhảy đèn khi cơm chưa chín

Nồi cơm điện tự động nhảy đèn khi cơm chưa chínNồi cơm điện tự động nhảy đèn khi cơm chưa chín

Nguyên nhân:

  • Do rơ le của nồi bị hỏng: Tình trạng này xảy ra có thể do bấm nút “Cook” nhiều lần hoặc do nồi cơm điện sử dụng lâu bị giảm tuổi thọ.
  • Đáy nồi cơm điện bị cong hoặc đậy nắp nồi chưa kín khiến nhiệt tiếp xúc không đủ dẫn đến đèn tự động nhảy.
  • Mâm nhiệt bị bẩn: Lâu ngày bụi bẩn tích tụ và trong quá trình sử dụng có thức ăn rơi vào nhưng không được vệ sinh sạch sẽ. Điều này sẽ làm cảm biến hoạt động không ổn định khiến nồi cơm điện bị nhảy nút khi cơm chưa chín.

Cách xử lý:

  • Nếu rơ le của nồi bị hỏng, bạn nên mang nồi đến tiệm điện hoặc đến trung tâm bảo hành để sửa chữa hoặc thay rơ le mới. Bạn không nên tự ý sửa chữa hay thay mới rơ le tại nhà nếu như không thành thạo các thao tác.
  • Vệ sinh sạch sẽ mâm nhiệt thường xuyên để hạn chế bụi bẩn và thức ăn bám vào, lưu ý nên ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh.
  • Khi nấu cơm các bạn hãy nhớ đậy kín nắp nồi và nếu kiểm tra thấy đáy nồi bị cong thì nên thay lòng nồi khác chính hãng.

4 Tạo cơm cháy quá nhiều

Tạo cơm cháy quá nhiềuTạo cơm cháy quá nhiều

Nguyên nhân:

  • Rơ le nhiệt bị ngắt muộn: Tình trạng này có thể do rơ le nhiệt quá cũ, nhận định thời gian ngắt nhiệt muộn nên chế độ nấu cơm kéo dài làm cơm khi nấu bị cháy.
  • Nồi cơm kém chất lượng: Bên trong nồi bị móp méo hoặc trầy xước lớp phủ chống dính thì sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cơm, tạo cơm cháy nhiều.

Cách xử lý:

  • Kiểm tra và thay mới rơ le để nồi cơm điện hoạt động bình thường trở lại, giúp tránh được những rủi ro không đáng có và đảm bảo chất lượng cơm khi nấu chín.
  • Chọn mua nồi cơm điện từ các thương hiệu uy tín và chất lượng để đảm bảo cơm được nấu ngon và an toàn hơn
  • Khi vệ sinh, bạn nên hạn chế dùng các vật sắc nhọn chà xát đáy nồi gây tróc lớp chống dính mà chỉ nên vệ sinh bằng miếng mút mềm.

5 Nồi cơm điện không bật nấc

Nồi cơm điện không bật nấcNồi cơm điện không bật nấc

Nguyên nhân:

  • Cảm biến nhiệt bị hỏng: Bộ phận này chính là nút tròn nằm chính giữa và hơi nhô lên phía trên mâm nhiệt. Nếu nồi cơm điện không bật được nấc thì nguyên nhân có thể là do bộ cảm biến nhiệt gặp trục trặc.
  • Lòng nồi cơm điện bị biến dạng: Khi lòng nồi cơm điện đặc biệt là phần dưới đáy bị biến dạng như móp, méo sẽ dẫn đến tình trạng không nhận được nhiệt từ mâm nhiệt và làm nút nồi cơm điện không bật nấc.

Cách xử lý:

  • Sửa chữa cảm biến nhiệt: Đem nồi cơm điện đi bảo hành nếu còn hạn hoặc liên hệ các trung tâm sửa chữa có kỹ thuật chuyên môn tốt, tuyệt đối không nên tự ý tháo lắp, sửa chữa tại nhà.
  • Thay lòng nồi mới: Có thể tìm mua lòng nồi mới để thay thế ngay tại nhà, chú ý nên mua sản phẩm chính hãng để tránh những sự cố phát sinh không mong muốn. Hoặc các bạn có thể liên hệ với nhà sản xuất hoặc trung tâm bảo hành để đặt mua lòng nồi phù hợp với nồi cơm điện đang sử dụng.

Bài viết trên HAY ĂN đã tổng hợp 5 lỗi thường hay gặp ở nồi cơm điện và một vài cách xử lý đơn giản ngay tại nhà. Theo dõi ngay HAY ĂN để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm:

Chọn mua gạo ngon tại Bách Hoá XANH:

HAY ĂN

Từ khóa: ,