Hưỡng dẫn nấu ăn
Những cơn 'đói giả' là nguyên nhân khiến bạn nạp nhiều thức ăn và dẫn đến tăng cân nhanh. Tìm hiểu 5 kiểu 'đói giả' nhiều người hay gặp phải có thể làm tăng cân mà bạn nên biết!
Cơn đói được hiểu là khi cơ thể có cảm giác thèm ăn một thứ gì đó, dạ dày phát ra âm thanh, cồn cào và lúc này bạn mong muốn được ăn để giảm khó chịu do đói.
Tuy nhiên, có những khi bạn cảm thấy đói nhưng không đồng nghĩa rằng dạ dày rỗng hay dạ dày cần thức ăn, mà cơ thể đang bị đánh lừa bởi các tín hiệu sai do não gửi đến.
Dưới đây là 5 kiểu “đói giả” phổ biến nhất và cách khắc phục dành cho bạn tham khảo.
1
Cảm thấy đói ngay sau khi ăn
Nếu sau khi dùng bữa mà bạn vẫn cảm thấy đói bụng thì rất có khả năng cao bạn gặp cơn "đói giả" do ăn uống không đúng cách hoặc do thực phẩm hay vấn đề sức khỏe.
Theo Tiến sĩ Wu Zhenjin - chuyên gia về giảm cân và thần kinh tại Phòng khám y tế Churi Medical-Xiaozhou (Đài Loan, Trung Quốc) cho biết, khi ăn quá nhanh sẽ làm cơ thể rơi vào tình trạng insulin cao kéo dài, đường huyết trong cơ thể giảm, lượng mỡ dự trữ sẽ không bị phá vỡ mà tín hiệu đói sẽ được giải phóng và lúc này bạn sẽ vẫn muốn ăn.
Do đó, tốt nhất bạn không nên ăn thêm, nếu vẫn muốn thì hãy chọn ăn ít protein chất lượng cao hoặc ăn rau củ, bữa ăn kế tiếp nên bổ sung carbohydrate và ăn chậm, nhai kỹ.
Ngoài ra, người mắc bệnh cường giáp, nhiễm giun sán, tiểu đường cũng có thể cảm thấy đói ngay sau khi ăn.
2
Cảm thấy đói sau khi tập thể dục
Đây là trường hợp phổ biến với nhiều người, và cũng hay được coi là điều đương nhiên. Tuy nhiên, sau khi tập thể dục xong, não bộ sẽ dễ rơi vào tình trạng nhầm lẫn giữa sự mệt mỏi với cơn đói và nhầm lẫn cảm giác đau nhức, đốt cháy chất béo với cảm giác thèm ăn.
Bạn vẫn có thể ăn sau khi tập luyện, tuy nhiên cần ăn uống khoa học, tránh ăn uống vô tội vạ. Bạn nên bổ sung đủ nước, uống ít sữa đậu nành không đường, sữa ít béo, ăn khoai lang/chuối trong vòng 30 phút sau khi tập.
3
Đói mỗi khi thức khuya
Nếu bạn chưa kịp ăn tối, ăn vội vã một ít thì sẽ cảm thấy đói bụng khi thức khuya, đây là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu đã ăn no bụng vào buổi tối rồi mà khi thức khuya vẫn cảm thấy cồn cào, khó chịu thì bạn đừng vội ăn ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu của cơn đói giả và việc ăn nhiều vào đêm khuya sẽ không tốt cho sức khỏe.
Tốt nhất bạn hãy đi ngủ càng sớm càng tốt hoặc có thể dùng một số thực phẩm nhẹ như sữa chua, nước lọc, dưa chuột,...Quan trọng hơn là bạn đừng nên thức khuya mà hãy ngủ đúng giờ giấc.
4
Đói mỗi khi cơ thể thiếu nước
Không ít trường hợp nhầm lẫn giữa khát nước với cơn đói thức ăn, những cơn đói giả do khát nước thường đi kèm các dấu hiệu như dễ cáu gắt, đau đầu nhẹ.
Khi cơ thể thiếu nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, chức năng thải độc, chất thải cũng bị hạn chế, khiến cơ thể mệt mỏi và tạo cảm giác đói, muốn ăn nhiều hơn.
Để tránh tình trạng này, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày, nên chia thành nhiều lần uống chứ không nên chờ khi khát mới uống nước.
5
Đói do căng thẳng, tiêu cực
Cảm xúc cẳng thẳng, tiêu cực có ảnh hưởng lớn đến thói quen ăn uống. Khi lo lắng, căng thẳng sẽ sản sinh ra hormone gây căng thẳng cortisol và khiến cơ thể muốn dự trữ năng lượng thông qua ăn uống. Lúc này bạn sẽ muốn ăn nhiều hơn dù không thật sự đói.
Trên đây là 5 kiểu “đói giả” thường thấy, dễ khiến bạn tăng cân vùn vụt. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn, giúp bạn chăm sóc sức khỏe tốt hơn!
Nguồn: Eat This
Có thể bạn quan tâm: