Hưỡng dẫn nấu ăn
Thịt cua vừa ngon vừa bổ dưỡng cho sự phát triển cho trẻ nhỏ. Nấu cháo cua với rau gì không bị tanh mà lại ngon cho bé?
Thịt cua ngoài hương vị thơm ngon mà canxi, axit béo omega 3, chất khoáng, vitamin B12… có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhất là với trẻ sơ sinh. Nếu bạn vẫn chưa biết cháo cua nấu với rau gì cho bé ăn dặm bổ dưỡng thì cùng xem tiếp nhé!
1
Cháo cua nấu với rau gì vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe của bé?
Cháo cua có thể kết hợp với nhiều loại rau củ khác nhau như cà rốt, khoai mỡ, bí đỏ,… cùng tham khảo một số món cháo cua mà mình gợi ý nhé.
Cách làm cháo cua cà rốt
10 phút Chế biến
30 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu nấu cháo cua cà rốt
Các bước nấu cháo cua cà rốt
Cua rửa thật sạch, đem luộc với một ít muối và 1/2 củ gừng đập dập để khử tanh. Khi cua chín, bạn vớt ra, tách cua lấy phần thịt để riêng. Củ cà rốt gọt vỏ, 30g bắp ngọt tách hạt. Cả hai đem băm hoặc xay nhuyễn.
Tiếp theo bạn vo 50g gạo nấu cháo. Khi thấy cháo sôi, bạn cho cà rốt đã sơ chế vào nấu cùng cùng, hạ nhỏ lửa cho đến khi cháo và cà rốt chín nhừ. Tiếp tục cho thịt cua vào trộn đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Bạn cho cháo ra tô nhỏ, thêm chút rau ngò cho thơm, món này phải dùng nóng mới ngon nhé!
Thưởng thức
Beta-carotene có trong cháo cua cà rốt là một chất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh ở trẻ em, tin vui là trong cà rốt có một lượng beta-carotene khá dồi dào, khi ăn vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A giúp mắt trẻ thêm khỏe và sáng tinh anh. Chất xơ trong cà rốt còn giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
Cách làm cháo cua bí đỏ
10 phút Chế biến
30 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu nấu cháo cua bí đỏ
-
50g gạo tẻ
-
30g bí đỏ
-
1 con cua biển
-
400ml nước dùng gà
-
2 cây hành lá
-
1 củ hành tím
-
1/2 củ gừng
-
Gia vị: Đường, muối, dầu ăn.
Các bước nấu cháo cua bí đỏ
Cua rửa thật sạch, đem luộc với một ít muối và 1/2 củ gừng đập dập để khử tanh. Khi cua chín, bạn vớt ra, tách lấy phần thịt để riêng. 2 cây hành lá làm sạch và cắt nhỏ. 30g bí đỏ bạn cắt nhỏ vừa ăn.
Bắt chảo lên bếp, cho một ít dầu ăn vào chảo, phi 1 củ hành tím băm nhuyễn cho thơm vàng. Sau đó bạn cho thịt cua đã sơ chế vào xào săn.
Bạn vo gạo sạch, sau đó cho vào nồi 400ml nước dùng gà và nấu với lửa nhỏ. Khi thấy cháo sôi, bạn cho bí đỏ đã cắt nhỏ vào nấu cùng cháo. Tiếp tục cho thịt cua đã xào săn vào nấu cùng, trộn đều, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
Vậy là món cháo cua bí đỏ của bạn đã hoàng thành rồi. Múc cháo ra bát, thêm chút rau ngò hoặc tiêu cho thơm hơn. Thưởng thức khi cháo còn ấm nóng.
Thưởng thức
Khi ăn cháo cua bí đỏ sẽ giúp não bé phát triển tốt, bé thông minh hơn. Ngoài ra hàm lượng vitamin C có trong bí đỏ sẽ giúp hệ miễn dịch của bé mạnh hơn để chống lại bệnh tật.
Cách làm cháo cua mồng tơi
10 phút Chế biến
30 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu nấu cháo cua mồng tơi
-
1 con cua biển
-
30g rau mồng tơi
-
50g gạo tẻ
-
5g bơ lạt
-
400ml nước dùng gà
-
1/2 củ gừng
-
Gia vị: Đường, muối, dầu ăn.
Các bước nấu cháo cua mồng tơi
Cua biển bạn rửa thật sạch, đem luộc với một ít muối và 1/2 củ gừng đập dập để khử tanh. Khi cua chín, bạn vớt ra, tách lấy phần thịt để riêng. 30g rau mồng tơi bạn rửa sạch, cắt nhỏ.
Bắt chảo lên bếp cho 5g bơ lạt vào chảo đun nóng. Khi bơ tan chảy, bạn cho thịt cua đã sơ chế vào xào săn.
Bạn vo sạch gạo và cho vào nồi 400ml nước dùng gà, nấu với lửa nhỏ để cháo chín mềm. Tiếp tục cho thịt cua biển đã xào và rau mồng tơi vào, trộn đều, nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.
Chỉ với cách làm đơn giản là bạn đã hoàn thành món cháo cua mồng tơi. Món ăn trông vô cùng hấp dẫn khiến ai cũng muốn thử ngay thôi. Còn chờ gì nữa mà không vào bếp trổ tài cho bé yêu nào!
Thưởng thức
Rau mồng tơi có tính hàn giúp giải nhiệt, làm mát cơ thể. Ăn rau mồng tơi sẽ giúp nhuận tràng và trị táo bón rất tốt vì chứa nhiều chất xơ. Toàn bộ phần lá và thân cây mồng tơi đều chứa dồi dào vitamin A giúp mắt sáng và khỏe mạnh.
Cách làm cháo cua khoai mỡ
10 phút Chế biến
30 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu nấu cháo cua khoai mỡ
-
50g gạo tẻ
-
1 con cua biển
-
100g khoai mỡ
-
10g mỡ heo
-
10g thịt heo nạc
-
Hành, ngò gai
-
Gia vị: Đường, muối, dầu ăn.
Các bước nấu cháo cua khoai mỡ
Đầu tiên bạn lấy 10g mỡ heo cắt nhỏ, 10g thịt heo nạc cắt mỏng, cho vào tô nhỏ cùng với thịt cua xay mịn. Sau đó nêm gia vị, dùng muỗng trộn đều lại. Để khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Khoai mỡ thì bạn gọt vỏ, nạo nhuyễn.
Cho nước vào nồi cho 50g gạo tẻ vào nấu sôi thành cháo. Cho khoai mỡ vào nồi cháo, nấu thành cháo sệt. Khi cháo sôi, cho chả cua vào nấu lẫn, sôi lại thì nhắc xuống.
Cho ra tô nhỏ và rắc hành, ngò gai cắt nhuyễn lên trên. Thưởng thức ngay cho nóng nhé!
Thưởng thức
Trong khoai mỡ có nhiều chất xơ và carbohydrate, mangan, giàu chất xơ và ít chất béo rất tốt cho hệ tiêu hóa.
2
Thịt cua tốt cho sức khỏe như thế nào?
Đối với trẻ em: Lượng đạm trong cua dồi dào lại còn an toàn giúp bé tăng cân nhanh, axit béo và omega 3 hỗ trợ sự phát triển não bộ của bé. Trong cua còn có các chất khoáng như chất kẽm, crom, selen giúp cân bằng cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng hơn. Vitamin A và vitamin C giúp bé tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật và phát triển thị lực.
Cháo cua biển là món ăn giàu canxi, đây là dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển răng và xương của trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các mẹ có thể cho trẻ ăn cháo cua biển từ 7 tháng tuổi.
Cháo cua đồng cũng giàu canxi và tốt cho trẻ. Tuy nhiên cua đồng rất dễ biến chất, hoặc bị vi khuẩn xâm nhập nên phải ăn trong ngày. Do cua đồng có tính hàn nên khi con được 9 tháng tuổi mới có thể cho ăn.
3
Lưu ý khi cho trẻ ăn cháo cua
Cua biển bổ dưỡng cho bé nhưng với bé mới bắt đầu ăn dặm dưới 1 tuổi mẹ vẫn cẩn “cảnh giác” với hải sản, vì đây là thực phẩm dễ gây dị ứng. Vì thế nên cho bé làm quen với thịt cua 2-3 ngày liên tục để xem các phản ứng tiêu cực có xảy ra hay không, nếu ổn thì mới cho ăn lâu dài hơn. Theo Viện dinh dưỡng Quốc gia, bé có thể ăn 1-2 bữa hải sản/ngày, nhưng tùy theo tháng tuổi mà lượng ăn mỗi bữa khác nhau:
-
Trẻ 7 - 12 tháng: Mỗi bữa có thể ăn 20-30g thịt cua nấu với bột, cháo, mỗi ngày ăn 1 bữa, mỗi tuần 3-4 bữa.
-
Trẻ 1 - 3 tuổi: Mỗi bữa ăn 30- 40g thịt cua nấu với cháo, mì, bún, súp,... mỗi ngày ăn 1 bữa hải sản.
-
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Mỗi bữa có thể ăn 50-60g thịt cua, ăn 1-2 bữa hải sản/ngày.
Nên cho trẻ ăn thịt cua ít hơn so với định lượng thịt heo, cá vì cua có làm lượng đạm cao, ăn quá nhiều không tốt. Khi chế biến, chỉ sử dụng phần thịt cua, không cho bé ăn gạch vì khiến trẻ bị đầy hơi, khó tiêu. Nếu sử dụng không hết thịt cua, nên bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh để bé sử dụng cho lần sau nhưng tốt nhất vẫn là cua tươi mới.
4
Bí quyết chọn thịt cua ngon nấu cháo cho bé ăn dặm
Đối với cua đóng hộp
-
Chọn mua ở những cửa hàng, nhãn hiệu uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.
-
Thịt cua được xử lý vệ sinh, sạch sẽ, được hấp chín.
Đối với cua sống
-
Nên chọn cua được đánh bắt tự nhiên để đảm bảo độ tươi ngon và chắc thịt.
-
Bóp vào mai, yếm của cua, chọn những con mà bóp vào có cảm giác cứng, sẽ chắc thịt, thịt nhiều.
-
Ấn nhẹ vào phần đùi của que dầm bơi, chọn những con khi bị ấn sẽ giãy mạnh, vì đây là những con tươi, còn khỏe.
-
Nên chọn những con có phần khuỷu phía trên càng cua có màu hồng đỏ hoặc hồng sẫm.
Trên đây là hướng dẫn nấu các món cháo cua với rau củ mà HAY ĂN gợi ý. Hy vọng bạn đã có cho mình một vài công thức tâm đắc để náu cho bé nhà mình rồi nhé.
Từ khóa: 4 món cháo cua rau củ bổ dưỡng nhất định mẹ phải nấu cho bé,cháo cua nấu với rau gì,cháo cua biển nấu với rau gì,nấu cháo cua với rau gì,cháo cua,cua,cách nấu cháo cua không bị tanh,