Hưỡng dẫn nấu ăn
Theo Đông y, “ôn dịch” có đặc điểm lây nhiễm qua đường hô hấp và các triệu chứng này tương đồng với bệnh Covid-19 như sốt, ho, khó thở,... Do đó HAY ĂN sẽ chỉ cho bạn 3 món cháo trị “ôn bệnh”, hỗ trợ phục hồi sức khỏe hiệu quả trong bài viết sau.
Trong Đông y, “ôn dịch” là các chứng bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp và mang tính dễ lây lan, diễn tiến nhanh, thiên về nhiệt. Còn trong thực tế, chứng “ôn dịch” này tương đồng với bệnh Covid-19, đều có triệu chứng như: Sốt, ho, khó thở, nhức mỏi, ớn lạnh,...
Lương y Nguyễn Minh Phúc - Nguyên PCT Hội Đông y thành phố Vũng Tàu đã chỉ ra 3 bài cháo dược mà những người mắc “ôn dịch" được khuyên dùng, có tính bổ mát, ức chế vi khuẩn và virus, hỗ trợ làm giảm triệu chứng Covid-19, tăng cường sức đề kháng, giúp mau chóng phục hồi sức khỏe. Hãy cùng HAY ĂN theo dõi nhé!
1
Cháo đậu xanh
Công dụng
Theo Đông y, đậu xanh có vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Không những thế, vỏ đậu xanh cũng hỗ trợ giải nhiệt, giải độc và còn giúp sáng mắt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách thực hiện
Đậu xanh thì ngâm nước từ 45 - 60 phút cho mềm. Sau đó bạn cho đậu xanh vào nồi cùng với khoảng 1 lít nước và nấu đến khi đậu chín mềm. Khi cháo chín, bạn nêm nếm đường và muối tùy khẩu vị cho vừa ăn rồi tắt bếp là xong.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu xanh:
- 23.8g protein
- 0.5g chất béo
- 58.8g đường
- 0.22g carotene
- 0.53mg vitamin B1
- 4mg vitamin C, vitamin E, vitamin K
- 80mg canxi
- 360mg photpho
- 6.8mg chất sắt
- 332 calo
Bài cháo đậu xanh này dễ tiêu, giàu dưỡng chất, giúp tăng cường kháng thể, rất phù hợp với người bệnh sốt ho, ho khan, thở mệt, nghẹt mũi, hoặc hết sốt nhưng còn mệt mỏi, đề kháng kém.
Ngoài ra, nếu sốt mà miệng khô, khát nước thì có thể phối hợp uống thêm nước sinh tố trái cây như nước mía, bột sắn dây, nước mơ, nước dâu, nước sơ ri, quýt, chanh, bưởi đều tốt.
Lưu ý: Người bệnh hoặc sốt KHÔNG nên ăn các món khô, cứng, nóng và khó tiêu. Cần hạn chế ăn nhiều thịt, đạm động vật,… tuy bổ dưỡng nhưng khó hấp thu, dễ tích nhiệt làm bệnh kéo dài ngày hơn.
2
Cháo đậu đen
Công dụng
Theo Đông y, đậu đen có chứa hàm lượng axit amin khá cao, vị ngọt mát, không độc, dễ tiêu, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc,... cùng nhiều tác dụng khác.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Cách thực hiện
Đậu đen mua về bạn ngâm đậu với nước, thấy hạt nào nổi lên thì chắt nước đổ đi, sau đó bạn ngâm đậu đen tiếp qua đêm. Sau đó bạn cho đậu đen vào nồi, nấu cùng với khoảng 1 lít nước và hầm đến khi đậu chín mềm.
Cuối cùng, bạn nêm nếm đường và muối tùy khẩu vị cho vừa ăn, thêm vài lát gừng cắt mỏng lên cháo rồi tắt bếp là xong.
Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu đen:
- 24.2% protein
- 1.7% chất béo
- 53.3% đường
- 2.8% tro
- 0.51% vitamin
- 56mg muối khoáng
- 354mg canxi
- 6.1mg chất sắt
- 0.06mg caroten
- 3mg vitamin C
Bài cháo đậu đen này rất thích hợp để phục hồi sức khỏe với bệnh sốt, nóng trong, người bứt rứt. Món này hỗ trợ điều trị “ôn bệnh” giai đoạn sốt cao, ho đau đầu, miệng khát, ra nhiều mồ hôi,...
Nếu sốt cao, nhức mỏi nhiều, đi tiểu ít, nước tiểu vàng do tích nhiệt, bạn có thể thêm rau má tươi, sắn dây, rễ cỏ tranh (mỗi thứ 60 - 80g) đem nấu lấy nước, bỏ bã rồi hầm chung với đậu ăn một ngày vài lần. Ngoài ra cũng nên phối hợp uống nước bột sắn dây, hoặc nước dừa, nước cam, nước chanh, nước trái cây tươi đều tốt.
Lưu ý: Khi đang bệnh hay sốt cao, tuyệt đối KHÔNG nên ăn hoặc uống các món có vị chua, mát, tính lạnh sẽ dễ làm tụt huyết áp, rất hại cho cơ thể.
3
Cháo gạo tẻ nhân sâm
Công dụng
Trong Đông y, gạo tẻ có vị thơm ngọt, tính bình, rất bổ cho cơ thể. Trong thành phần dinh dưỡng của gạo nguyên cám gồm chất tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B6,… và nhiều dưỡng chất quý khác đối với sức khỏe.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 80g gạo tẻ
- 20g nhân sâm
- 40g lá tre
- 20g mạch môn
- 6g bán hạ
- 4g cam thảo
- 20g thạch cao
- Gia vị: Đường, muối
Cách thực hiện
Bạn ngâm gạo với nước trong khoảng 30 - 40 phút. Những nguyên liệu còn lại, bạn có thể bọc trong túi vải và đem tất cả nguyên liệu vào hầm chung với gạo cùng 2 lít nước, rồi nấu đến khi cháo chín thì nêm nếm thêm đường, muối cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Bài cháo gạo tẻ nhân sâm này dùng rất tốt cho người bệnh ở thời kỳ đang hồi phục, trẻ em sốt nhẹ kéo dài hoặc người sốt cao đột ngột, tay chân giá lạnh, mồ hôi đầm đìa.
HAY ĂN mong rằng với bài viết chia sẻ về 3 món cháo, đồng thời là 3 bài thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ phục hồi sức khỏe trên sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức có ích trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình thân yêu của mình nhé!
Từ khóa: 3 món cháo hỗ trợ điều trị cảm lạnh, sốt, ho và giảm triệu chứng Covid-19,Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh,