Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


3 cách nấu giăm bông bằng nồi nấu chậm

3 cách nấu giăm bông bằng nồi nấu chậm không sợ bị khô

Dùng nồi nấu chậm có thể làm được giăm bông ngon, bạn đã biết điều này chưa? Hãy cùng HAY ĂN tìm hiểu rõ hơn về 3 cách làm giăm bông ngon bằng nồi nấu chậm, nhất là không sợ bị khô nhé!

Giăm bông nếu làm quá khô, ăn sẽ mất ngon và hầu như không ai thích điều này. Giờ đây, bạn có thể dùng nồi nấu chậm để nấu giăm bông để không bị khô theo 3 cách mà HAY ĂN sẽ bật mí ngay sau đây:

1. Luộc

Đầu tiên, bạn có thể nghĩ đến việc làm giăm bông bằng cách luộc nóng với những bước sau:

Bước 1: Loại bỏ mỡ và da từ miếng thịt làm giăm bông

Nếu bạn mua miếng thịt có lớp da phía ngoài, thì hãy dùng dao lạng đi lớp da cùng với lớp mỡ, để lộ ra phần thịt nạc bên trong.

Loại bỏ mỡ và da từ miếng thịt làm giăm bông.

Bước 2: Cho thịt vào nồi nấu chậm

Bạn đặt miếng thịt (đã được sơ chế ở bước 1) vào bên trong nồi nấu chậm.

Cho thịt vào nồi nấu chậm.

Bước 3: Đổ 1 cốc nước vào bên trong nồi

Sau khi đặt miếng thịt vào nồi, bạn đổ thêm 1 cốc nước lã. Tùy theo công thức và bí kíp riêng của mỗi người, bạn có thể thay nước lã bằng loại nước khác, như nước hầm xương gà, nước ép dứa, nước táo, soda gừng hoặc Coca-Cola.

Mục đích của việc làm này là để tạo hương vị riêng, độc đáo cho miếng giăm bông của bạn.

Đổ 1 cốc nước vào bên trong nồi

Bước 4: Nấu thịt trong nồi từ 3 - 6 tiếng

Khi đã cho tất cả nguyên liệu vào bên trong nồi, bạn hãy đậy nắp và cài đặt ở chế độ nấu thấp.

Nấu thịt trong nồi từ 3 - 6 tiếng.

Bước 5: Thử hương vị

Khoảng 1 tiếng trước khi thịt được nấu xong, bạn nên dừng máy, mở nắp ra để nếm thử hương vị. Bạn chỉ cần lấy muỗng, múc phần nước thịt ở dưới đáy nồi là được. Đồng thời, nếu hương vị ổn, thì bạn nên rưới phần nước này lên phía trên bề mặt thịt trước khi đóng nắp lại.

Thử hương vị.

Bước 6: Kiểm tra nhiệt độ

Song song với bước 5, bạn nên dùng nhiệt kế (đo thực phẩm) cắm vào chỗ phần thịt nhiều nhất (thường ở giữa) để đo nhiệt độ của thịt khi được nấu trong nồi.

Hãy đảm bảo thịt đang ở nhiệt độ 60 độ C là phù hợp nhất. Nếu nhiệt độ của thịt chưa đến 60 độ C, thì bạn hãy tiếp tục nấu. Còn nếu đo nhiệt độ lớn hơn 60 độ C thì nên tắt máy, để tránh thịt không bị quá chín và bị khô.

Kiểm tra nhiệt độ.

2. Nướng khô

Ngoài cách làm trên, bạn có thể làm giăm bông theo cách nướng khô như sau:

Bước 1: Khứa thịt

Bạn dùng dao khứa trên mình thịt theo hình kim cương, với độ sâu khoảng 0.5 cm, sẽ giúp gia vị thấm đều và sâu vào bên trong thịt hơn.

Khứa thịt.

Bước 2: Tạo hỗn hợp gia vị ướp

Tùy theo công thức riêng của mỗi người, bạn có thể tham khảo gia vị ướp như sau:

  • Si-rô nâu Maple (Maple Brown Sugar): 1 cốc đường nâu đen + 1/2 cốc si-rô cây phong lá đỏ nguyên chất.
  • Nước ép dứa: 3/4 cốc nước ép dứa + 1 chén đường nâu + 1/3 chén mù tạt + 1/3 chén mù tạt làm từ ngũ cốc nguyên hạt.
  • Mật ong, mù tạt: 1/2 chén đường nâu + 1/2 chén mật ong + 2 muỗng canh mù tạt + 1/4 muỗng cà phê hành tỏi băm.

Tạo hỗn hợp gia vị ướp

Bước 3: Làm lỏng hỗn hợp gia vị ướp thịt

Bạn có thể làm cho hỗn hợp lỏng hơn, bằng cách đun nóng trên chảo với lửa nhỏ. Khi làm nóng trên bếp, bạn nên dùng muỗng khuấy đều hỗn hợp.

Làm lỏng hỗn hợp gia vị ướp thịt.

Bước 4: Phết hỗn hợp gia vị lên thịt

Bạn có thể phết hỗn hợp gia vị này lên thịt trước khoảng 30 phút khi giăm bông được nấu xong, hoặc phết trước khi bạn bắt đầu nấu giăm bông trong nồi nấu chậm.

Phết hỗn hợp gia vị lên thịt.

Bước 5: Đặt miếng thịt giăm bông dưới thịt gà

Nghe có vẻ lạ! Cách làm này sẽ không để miếng thịt giăm bông bị cháy hoặc bị quá khô khi nấu trong nồi nấu chậm, đồng thời giúp gia vị được thấm đều bề mặt thịt.

Nghĩa là bạn đặt miếng thịt gà mỏng (được làm sạch và không cần ướp) phủ lên phía trên miếng thịt làm giăm bông, trong vòng 5 - 7 phút trong nồi nấu chậm.

Đặt miếng thị giăm bông dưới thịt gà.

3. Xử lý thịt giăm bông với nhiều kích cỡ

Tùy theo miếng thịt làm giăm bông ra sao, mà bạn có cách xử lý khác nhau. HAY ĂN sẽ gợi ý cho bạn 2 cách sau:

Cách 1: Đậy nắp nồi bằng giấy bạc

Nếu miếng thịt làm giăm bông quá lớn khi đặt vào nồi nấu chậm, bạn có thể dùng giấy bạc, để phủ kín toàn bộ phần nắp bên ngoài bị hở. Vì giấy bạc giữ nhiệt rất tốt.

Bạn nên giấy bạc ấn ở ở góc cạnh nắp nồi, để cho hơi không bị thoát ra ngoài.

Hãy cẩn thận khi sờ hoặc tháo giấy bạc, vì hơi nước có thể đã tích tụ dưới giấy bạc, gây phỏng cho bạn.

Đậy nắp nồi bằng giấy bạc.

Cách 2: Cắt thịt với kích thước nhỏ hơn

Đối với miếng thịt làm giăm bông quá lớn, bạn có thể nghĩ đến việc cắt nhỏ bớt lại nhưng phải đảm bảo để vừa đủ trong nồi. Đồng thời cũng đừng nên quá nhỏ, sẽ làm mất đi hình dạng của miếng giăm bông.

Nếu dùng thịt làm giăm bông không xương, bạn có thể cắt thịt theo bất kì kích thước nào mà bạn thấy hợp lý.

Nếu dùng phần thịt có dính xương, thì bạn nên cắt song song phần thịt phía trên xương, để lạng ra phần thịt.

Cắt thịt với kích thước nhỏ hơn.

hâm lại thịt giăm bông bằng cách đun nóng trong chảo

Như vậy, HAY ĂN đã hướng dẫn xong cho bạn 3 cách chế biến giăm bông để không bị khô bằng nồi nấu chậm rồi đấy!

Từ khóa: 3 cách nấu giăm bông bằng nồi nấu chậm,3 cách nấu giăm bông,nấu giăm bông bằng nồi,găm bông nồi nấu chậm,nấu giăm bông không khô,nồi áp suất,3 cách nấu giăm bông,nấu giăm bông bằng nồi,găm bông nồi nấu chậm,nấu giăm bông không khô,nồi áp suất,3 cách nấu giăm bông,nấu giăm bông bằng nồi,găm bông nồi nấu chậm,nấu giăm bông không khô,nồi áp suất,