Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


chè khoai mì nước cốt dừa, chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

2 cách nấu chè khoai mì thơm ngon lạ miệng đơn giản cho gia đình

Không những thanh mát mà còn có hương vị tuyệt vời, hai món chè khoai mì cốt dừa và khoai mì trân châu rất đáng để bạn trổ tài chiêu đãi gia đình. Cùng vào bếp ngay để thử nấu món chè ngon này nhé!

1. Chè khoai mì nước cốt dừa

Chè khoai mì nước cốt dừa
  • Chuẩn bị

    1 giờ
  • Chế biến

    30 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chè khoai mì nước cốt dừa

Khoai mì Lá dứa Nước cốt dừa Đường Đậu phộng sống Bột năng Muối Nước

Cách chọn mua đậu phộng ngon

  • Bạn nên chọn hạt đậu phộng to tròn, bấm móng tay vào hạt có cảm giác chắc, mẩy.
  • Ngoài ra, vỏ hạt đậu phộng phải có màu sáng, hạt đều, không bị lẫn các hạt lép, hư thối.
  • Đặc biệt, không nên chọn hạt đậu đã bị mốc hoặc xuất hiện các màu sắc lạ.

Đối với nước cốt dừa, bạn có thể chọn mua ở những cửa hàng lớn uy tín như Bách hóa XANH hoặc đặt hàng online tại trang web Bách hóa XANH. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn bạn có thể mua dừa khô về và vắt tại nhà với công thức từ Điện máy XANH.

Nguyên liệu cho món chè khoai mì nước cốt dừa

Cách chế biến Chè khoai mì nước cốt dừa

  • Sơ chế nguyên liệu

    Bạn bào vỏ khoai mì, ngâm trong nước muối pha loãng trong 10 phút để giúp khoai không bị đen. Sau khi ngâm, bạn vớt khoai ra, rửa sạch lại với nước rồi để ráo.

    Lá dứa rửa sạch, cuộn thành bó để dễ dàng hơn khi nấu.

  • Bào khoai mì

    Bạn cho bàn bào vào thau lớn, bào nhuyễn 300gr khoai mì. Nếu muốn nhanh hơn, bạn có thể cho khoai vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn.

    Sau khi bào xong, bạn cho khoai mì vào túi hoặc khăn vải mùng để vắt hết nước ra, và giữ lại phần xác khoai. Đối với phần nước cốt khoai, bạn để yên trong 30 phút cho phần tinh bột khoai được lắng xuống rồi lược bỏ phần nước.

    Mách bạn: Nếu không vắt nước, khoai mì sẽ dễ bị đắng khi nấu

  • Rang đậu phộng

    Bạn bắc chảo lên bếp ở mức lửa lớn rồi cho đậu phộng vào. Khi đậu nóng dần, bạn cho lửa về mức vừa rồi đảo đều đậu trong 15 phút cho đến khi đậu vàng giòn.

    Khi đậu phộng đã chuyển vàng, bạn tắt bếp và để cho đậu nguội hẳn rồi bắt đầu bóc vỏ và giã nhuyễn.

  • Tạo hình cho khoai mì

    Bạn cho 20ml nước vào xác khoai, trộn đều để khoai không bị cứng khi tạo hình. Sau đó, bạn cho tinh bột khoai vào để giúp món chè dẻo hơn.

    Sau khi trộn, khoai đã có độ sệt, bạn cho tiếp 10gr bột năng vào, tiếp tục trộn đều hỗn hợp rồi tiến hành vo viên chè.

    Bạn chỉ nên vo viên chè vừa phải, không nên làm viên chè quá to vì khi ăn rất dễ bị ngán.

  • Luộc viên khoai mì

    Bạn cho nồi lên bếp, nấu sôi 200ml nước rồi lần lượt cho viên chè vào. Bạn đợi khi nước sôi mạnh hơn, bọt nước nổi nhiều trên mặt, khoai có độ chín và dẻo, bạn dùng muỗng khuấy nhẹ rồi giảm lửa về mức nhỏ nhất rồi luộc thêm 10 phút cho đến khi chín hẳn.

    Mách bạn:

    • Nước phải thật sôi bạn mới cho viên chè vào, nếu nước chưa sôi hay còn ấm, viên chè khi cho vào sẽ nhanh chóng bị rã ra, không còn ngon.
    • Ngoài cách luộc, bạn còn có thể cho khoai vào xửng hấp trong 20 phút để đảm bảo lượng khoai không bị hao hụt.
  • Nấu chè khoai mì

    Bạn tiếp tục nấu 200ml nước, khi nước sôi, bạn cho viên chè vừa luộc vào, cho thêm 50gr đường, khuấy đều và để lửa nhỏ để viên chè có vị ngọt. Để tạo mùi thơm cho món chè, bạn cho lá dứa vào và nấu trong 5 phút. Ngoài ra, bạn có thể dùng vani để chè thêm béo.

    Khi đường tan, bạn cho nước cốt dừa vào, khuấy đều. Để trung hòa vị ngọt của chè, bạn cho 5gr muối vào.

    Cuối cùng, để chè có độ sệt, bạn pha loãng 10gr bột năng với 20ml nước, sau đó cho từ từ vào và khuấy đều để bột được hòa tan.

  • Thành phẩm

    Múc chè ra chén, cho đậu phộng rang giã nhuyễn lên trên, thưởng thức ngay vị chè thơm, béo mùi nước cốt dừa, viên chè dẻo, dai, ngọt thanh không bị gắt. Ăn một viên chè lại thòm thèm muốn ăn thêm nhiều viên nữa đó!

    Dưới đây là công thức chè khoai mì nước cốt dừa phiên bản nhiều màu sắc, bắt mắt và hấp dẫn hơn được chính người dùng thực hiện và chia sẻ. Chúc bạn thực hiện thành công món chè này!

2. Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa
  • Chế biến

    30 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Khoai mì Đậu xanh bóc vỏ Bột năng Đường thốt nốt Nước cốt dừa Dừa tươi bào sợi Đậu phộng Mè đen Cùi dừa Đường Nước lọc Lá dứa

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu cho món chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

Cách chế biến Chè khoai mì trân châu nước cốt dừa

  • Sơ chế nguyên liệu

    Bạn cho 100gr đậu xanh vào 300ml nước và ngâm từ 1 - 4 tiếng để đậu nở mềm. Khoai mì bóc vỏ, ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút để khoai không bị đen.

    Sau khi ngâm, bạn rửa sạch các nguyên liệu qua nước sạch 1 lần nữa rồi để ráo.

    Lá dứa rửa sạch, cuộn thành bó để khi nấu dễ dàng hơn.

  • Hấp các nguyên liệu

    Bạn cho đậu xanh và khoai mì vào cùng 1 xửng và hấp trong 20 phút để sắn và đậu chín tới. Ngoài cách làm này, bạn có thể luộc các nguyên liệu trong thời gian 15 phút.

    Bạn chỉ hấp trong khoảng thời gian vừa đủ để khoai mì và đậu chín mềm, không nên hấp quá lâu sẽ khiến khoai và đậu bị bỡ, mềm nhũn không còn ngon.

  • Làm trân châu nhân dừa

    Trước tiên, bạn đun sôi 80ml nước. Sau đó, bạn cho 100gr bột ra tô, cho từ từ 80ml nước vào bột rồi dùng muỗng khuấy đều. Khi đã cho hết nước sôi vào, bạn dùng tay để nhào cho đến khi bột thành một khối mịn, dẻo, không dính tay. Sau đó, bạn đậy kín bột và ủ trong 10 phút.

    Bạn cắt cùi dừa thành từng hình vuông nhỏ. Khi bột đã ủ đủ thời gian, bạn nhào bột thêm lần nữa, sau đó lấy một phần bột nhỏ tầm 5gr, ấn dẹt và đặt cùi dừa vào rồi vo tròn lại.

    Bạn cho 200ml nước vào nồi và nấu sôi, khi nước sôi, cho trân châu vào nấu cho đến lúc nước sôi trở lại, trân châu nổi lên, bạn nấu thêm 15 phút nữa.

    Khi bột năng chuyển sang trong, bạn tắt bếp, đậy nắp và ủ trân châu thêm 15 phút nữa. Sau đó, bạn vớt trân châu ra, ngâm vào nước lạnh 2 phút nữa là được.

    Cuối cùng, bạn vớt trân châu và ngâm với 30gr đường để trân châu ngon, ngọt hơn.

  • Rang đậu phộng và mè đen

    Bạn cho chảo lên bếp, để lửa vừa và rang đậu phộng cho đến khi đậu thơm, lớp vỏ chuyển sang vàng và có độ giòn. Đối với mè đen, bạn cũng rang tương tự cho đến khi mè có mùi thơm.

    Khi đã rang xong, bạn bóc vỏ đậu phộng và cho cả hai nguyên liệu vào cối rồi giã nhuyễn.

  • Làm nước đường

    Bạn cho vào nồi 400gr đường thốt nốt vào nồi và đun trên lửa nhỏ cho đến khi đường tan ra. Sau đó, bạn cho vào nồi 1.5 lít nước, 20gr lá dứa, 5gr muối rồi khuấy đều hỗn hợp.

    Mách bạn: Không nên đun đường ở lửa lớn vì sẽ rất dễ khiến đường bị khét, khi ăn rất đắng

  • Nấu chè

    Bạn cho khoai mì vào nồi nước đường, để lửa nhỏ tránh làm nồi chè nổi quá nhiều bọt khí. Tiếp đến, bạn cho đậu xanh vào.

    Cuối cùng, bạn hòa tan 40gr bột năng với 100ml nước, cho từ từ vào nồi chè, khi bạn cho bột năng vào, khuấy đều để bột hòa quyện với nước đường tạo độ sệt vừa phải.

  • Làm nước cốt dừa

    Bạn đun sôi nước cốt dừa trên bếp ở lửa vừa, khi nước cốt sôi, bạn cho 10gr bột năng hòa tan với 20ml nước, sau đó cho bột năng vào nước cốt dừa rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp sánh lại.

  • Thành phẩm

    Bạn cho chè vàng ươm ra chén, rưới nước cốt dừa sánh mịn lên trên, thưởng thức ngay vị bùi béo của khoai mì, vị thơm của đường thốt nốt, trân châu dai ngon, đậu phộng và mè rang thơm lừng, dừa bào sần sật. Một chén chè kết hợp đủ vị, thơm ngon và thanh mát như vậy quả là đáng thử bạn nhỉ!

Cách chọn mua khoai mì ngon

  • Nên chọn củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng thì sẽ có ít xơ, mềm và ngọt.
  • Dùng móng tay cạo nhẹ phần vỏ mỏng phía ngoài sắn, nếu lớp vỏ phía trong, nếu là màu hồng nhạt thì chọn, màu trắng thì nên bỏ qua, bởi vì lớp vỏ màu hồng sẽ có ít độc tố hơn lớp vỏ màu trắng.
  • Củ khoai mì (sắn) không nên để quá lâu sẽ làm củ bị chai sượng khô và không còn ngon nữa. Khoai mì tương tự như củ măng tre, tuy ngon nhưng trước khi chế biến bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ độc tố bên trong củ khoai mì.

Mẹo thực hiện thành công

  • Với chè khoai mì nước nước cốt dừa, bạn có thể sử dụng đường thốt nốt thay cho đường cát để món chè thơm hơn.
  • Phần bột năng cho vào cuối cùng, bạn không nên cho hết toàn bộ mà phải trừ hao khi chè nguội sẽ đặc sệt không còn ngon.

Với nguyên liệu vô cùng dễ tìm bạn đã thực hiện được 2 món chè khoai mì thơm ngon và hấp dẫn, chờ gì mà không nấu. Chúc bạn thành công!

Từ khóa: chè khoai mì nước cốt dừa, chè khoai mì trân châu nước cốt dừa,cách nấu chè khoai mì cốt dừa,cách nấu chè khoai mì trân châu cốt dừa,chè khoai mì cốt dừa,chè khoai mì,món chè,cách nấu chè khoai mì cốt dừa,cách nấu chè khoai mì trân châu cốt dừa,chè khoai mì cốt dừa,chè khoai mì,món chè,cách nấu chè khoai mì cốt dừa,cách nấu chè khoai mì trân châu cốt dừa,chè khoai mì cốt dừa,chè khoai mì,món chè,