Hưỡng dẫn nấu ăn
Chè củ mài thơm ngon, dễ làm cho bạn và gia đình quây quần vui vẻ sau bữa cơm. Cùng HAY ĂN tìm hiểu 2 cách nấu chè củ mài thơm dẻo qua bài viết hôm nay.
Củ mài thon dài, vỏ xám nâu, phần thịt bên trong mềm, thơm, có màu trắng. Khác với khoai mì, củ mài không có xơ, mịn như khoai môn, dùng nấu chè rất dẻo và ngọt. Một chén chè củ mài ngày mưa nhâm nhi cùng gia đình và bạn bè sẽ là một trải nghiệm đáng nhớ. Cùng HAY ĂN tìm hiểu 2 cách nấu chè củ mài thơm dẻo, hấp dẫn ngay tại nhà nhé!
1
Chè củ mài
10 phút Chế biến
40 phút Dành cho
2 - 3 người
Nguyên liệu nấu chè củ mài
Mẹo hay:
Không nên chọn củ mài quá to, ẩm, mốc, có mùi lạ, bị xước vỏ, có vết bầm tím, vết lồi lõm hay vết nứt, nên
chọn những củ cầm chắc và nặng tay, có kích thước vừa phải.
Chọn mua
mật ong có nhãn hiệu, có nguồn gốc rõ ràng. Để
phân biệt mật ong thật hay giả, cách đơn giản nhất là
nhỏ vài giọt mật ong vào nước lọc sạch và nguội. Nếu kết quả bạn nhận được là những
viên mật ong tròn, không tan và chìm xuống dưới đáy cốc thì đó là mật ong thật. Còn
mật ong tan nhanh trong nước thì đó là mật ong giả.
Cách làm chè củ mài
Củ mài rửa cho sạch hết đất bám trên củ. Có thể dùng bàn chải để chà cho sạch sẽ. Tiếp đến, bạn gọt vỏ, củ vừa cắt làm đôi, củ dài cắt thành 4.
Cho củ mài vào nồi, cho ngập nước rồi luộc với lửa vừa trong khoảng 20 - 25 phút.
Cắt củ mài đã luộc thành miếng nhỏ. Để lại một ít để trang trí nha!
Mẹo hay:
Bạn có thể kiểm tra củ đã chín hay chưa bằng cách dùng chiếc
đũa cắm vào thịt củ. Nếu thấy
nhẹ tay thì củ đã chín rồi bạn nhé.
Bắc nồi lên, cho vào nồi 2 tô nước và 3 muỗng canh đường, khuấy đều cho đường tan. Tiếp đến cho phần củ mài đã luộc để nấu chè vào đun với lửa nhỏ trong 15 phút cho củ mài thấm đường.
Trong thời gian đó, bạn khuấy 2 muỗng canh bột bắp với 3 muỗng canh nước. Sau khi nồi chè đun được 15 phút, bạn cho từ từ phần hỗn hợp bột bắp vào nồi, vừa thêm vào vừa khuấy chè để bột không vón cục. Nấu chè thêm 3-5 phút nữa là hoàn thành.
Bạn cho lên trên 1 muỗng cà phê mật ong, khuấy đều rồi múc chè củ mài ra chén trang trí thêm vài miếng củ mài cho đẹp mắt là có thể thưởng thức.
Thành phẩm
Chè củ mài đơn giản, dễ nấu, vị ngọt thanh, bùi bùi, củ mài dẻo thơm, ăn ấm bụng, dễ chịu, thích hợp cho cả gia đình sum họp ấm áp, vui vẻ ngày mưa.
Tham khảo thêm:
Lễ hội chùa Hương ở đâu, diễn ra khi nào? Nguồn gốc, ý nghĩa
2
Chè củ mài đậu xanh
15 phút Chế biến
45 phút Dành cho
4 - 5 người
Nguyên liệu nấu chè củ mài đậu xanh
-
2 kg củ mài
-
300g đậu xanh cà vỏ
-
200 ml nước cốt dừa
-
100g đường phèn
-
10ml dầu chuối
Mẹo hay:
Để món thơm ngon hơn, bạn nên
chọn những hạt đậu có kích thước vừa và đều, hạt không quá to, có màu vàng sáng, hạt căng bóng, khi cầm thấy chắc và hơi cứng. Không chọn những hạt đậu có màu sắc lạ, bị vỡ, có mùi ẩm mốc, mối mọt ăn vì như vậy sẽ làm mùi vị món ăn ảnh hưởng.
Cách làm chè củ mài đậu xanh
Lấy 300g đậu xanh vo sạch rồi ngâm nước từ 4 - 6 tiếng. Tốt nhất bạn nên ngâm qua đêm.
Củ mài sơ chế tương tự như cách trên.
Cho đậu xanh vào nồi rồi đổ nước đến ngập mặt đậu rồi nấu trong khoảng 20 - 25 phút.
Trong khi đó bắc nồi khác lên bếp, cho củ mài đã cắt nhỏ vào, thêm nước ngập củ rồi nấu trong 20 phút cho mềm.
Khi đậu xanh đã chín thì cho phần đậu xanh này vào nồi củ mài đang nấu.
Khuấy đều tay rồi nấu thêm 15 - 20 phút nữa. Nhớ canh cẩn thận, tránh để bị cháy nha!
Khi củ mài mềm thì cho 100g đường phèn vào nồi chè, khuấy đều. Tiếp tục cho 10ml dầu chuối, nước cốt dừa tùy thích vào cho thơm rồi tắt bếp. Múc chè ra chén là có thể thưởng thức được rồi.
Thành phẩm
Chè củ mài đậu xanh dẻo ngọt, bùi bùi, hấp dẫn từ đậu xanh và củ mài, béo ngậy của nước cốt dừa, mùi thơm lừng của dầu chuối.
Chén chè ấm nóng trên tay, luyên thuyên vài câu chuyện cùng những người yêu thương là đủ đánh tan những mệt nhoài của cuộc sống.
Trên đây là 2 cách nấu chè củ mài - đặc sản chùa Hương rất dễ làm và hấp dẫn. Theo dõi những bài viết tiếp theo của HAY ĂN để biết thêm nhiều món ăn thú vị nhé!
Từ khóa: 2 cách nấu chè củ mài đặc sản chùa Hương, dẻo thơm hấp dẫn,Kinh nghiệm hay tại BachHoaXanh,