Hưỡng dẫn nấu ăn
2 cách nấu canh củ khoai mì (củ sắn) bùi ngọt, thanh mát, thơm ngon dễ làm
1. Canh khoai mì nấu gà
Chuẩn bị
20 phútChế biến
25 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Canh khoai mì nấu gà
Khoai mì Gà ( khoảng 1 kg) Gừng cắt sợi Hành tím băm Tỏi băm Hành lá Dầu ăn Muối hạt Gia vị thông dụng (muối/ đường/ bột ngọt/ hạt nêm/ tiêu)Cách chọn mua thịt gà tươi ngon
- Chọn mua gà có màu đỏ hồng, trên da không tụ máu hay bầm tím. Tránh mua những con có da đen sạm vì đó là gà đã chết trước khi làm thịt.
- Khi mua ga ta nên chọn những con có thân hình thon gọn, da vàng nhạt, mỏng, mịn, độ đàn hồi cao, chỉ vàng đậm ở một số chỗ như ức, cánh, lưng.
- Dùng tay ấn vào vị trí (đùi, lườn) để kiểm tra gà có bị bơm nước hay không. Nếu thấy gà nhão, trơn hoặc biến dạng thì không nên mua.
- Khi mua gà đông lạnh cần chọn mua tại các siêu thị, cửa hàng có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Cách chế biến Canh khoai mì nấu gà
-
Sơ chế và ướp thịt gà
Gà làm sẵn mua về dùng muối hạt chà sạch phần khắp toàn thân gà, tiếp theo xả bớt hết muối hạt rồi rửa thêm lần nữa với nước muối pha loãng, sau đó rửa sạch lại với nước lạnh, để ráo, chặt khúc vừa ăn.
Cho vào phần thịt gà: 1 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh gừng cắt sợi, 3 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê đường, trộn đều, ướp khoảng 30 phút để gà thấm gia vị.
-
Sơ chế các nguyên liệu khác
Khoai mì gọt vỏ, để ngâm trong nước muối, sau đó rửa lại với nước sạch và cắt miếng vừa ăn.
Hành lá vỏ rễ, lá úa, rửa sạch, cắt nhỏ.
-
Xào thịt gà
Bắc nồi lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn đun trên lửa vừa. Dầu nóng thì cho vào 1 muỗng canh hành tím băm, phi thơm.
Tiếp theo cho thịt gà đã ướp vào xào với lửa vừa đến khi thịt săn lại.
-
Hầm khoai mì với thịt gà
Cho tiếp vào nồi 1.5 lít nước lọc, đun nước sôi rồi cho khoai mì vào nấu khoảng 7 - 10 phút.
Nêm vào nồi 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê đường, đun thêm 2 phút nữa rồi tắt bếp, thêm vào 1 ít và rắc lên trên 1 ít hành lá nữa là thưởng thức được rồi.
-
Thành phẩm
Món canh khoai mì nấu gà nóng hổi với mùi thơm đặc trưng hấp dẫn. Thịt gà dai mềm, thấm gia vị, khoai mì béo bùi, mềm dẻo hòa với nước canh ngọt thanh nhưng đậm đà vô cùng.
2. Canh khoai mì nấu tôm
Chuẩn bị
20 phútChế biến
20 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Canh khoai mì nấu tôm
Khoai mì Tôm tươi Hành tím (băm nhỏ) Lá húng quế Dầu ăn Nước mắm Gia vị thông dụng (muối/ đường/ hạt nêm/ tiêu)Cách chọn mua tôm tươi ngon
- Chọn tôm không quá to, vỏ còn nguyên vẹn, dính chặt với thân.
- Đuôi tôm xếp lại, phần chân tôm trong suốt, dính chặt với thân.
- Thân tôm hơi cong, thịt căng chắc. Tránh mua tôm bị nhũn nhão hay có mùi hôi lạ.
- Bạn nên mua tôm tại các siêu thị hay cửa hàng hải sản có uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Cách chế biến Canh khoai mì nấu tôm
-
Sơ chế tôm
Tôm bạn rửa sạch, lột vỏ, tách riêng phần đầu, rút chỉ ở phần lưng tôm rồi lại lần nữa với nước.
Đầu tôm băm nhuyễn rồi cho 1 muỗng canh hành tím băm vào cùng và trộn đều.
-
Sơ chế khoai mì
Khoai mì gọt bỏ vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
-
Xào tôm
Bắc nồi lên bếp với 2 muỗng canh dầu ăn đun với lửa vừa. Khi dầu nóng thì cho phần đầu tôm băm vào, đảo đều đến khi phần đầu tôm chuyển sang màu đỏ gạch.
Sau đó cho phần thân tôm vào, nêm thêm 1/2 muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê nước mắm, đảo đều.
-
Hầm khoai mì với tôm
Khi thấy thịt tôm săn lại thì cho vào nồi 1 lít nước lọc, đun đến khi nước sôi thì cho khoai mì vào và hầm khoảng 7 - 10 phút để khoai mì chín đều, lúc này bạn nêm 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1/2 muỗng cà phê muối rồi hầm thêm 2 phút nữa.
Sau đó, rửa sạch lá quế rồi vò nát cho vào nồi canh, rắc thêm 1 muỗng cà phê tiêu nữa rồi tắt bếp.
-
Thành phẩm
Món canh khoai mì nấu tôm nóng hổi thơm ngon nức mũi. Thịt tôm giòn ngọt, khoai mì bùi béo hòa với nước canh thanh mát đậm vị ăn cùng với chén cơm trắng nữa thì càng thêm hấp dẫn đấy!
Cách chọn mua khoai mì tươi ngon
- Chọn mua khoai mì có củ tươi, mập mạp, thẳng, vỏ mỡ màng để củ mềm, ngọt và ít xơ.
- Thử dùng móng tay cạo nhẹ lớp vỏ mỏng bên ngoài củ, nếu lớp vỏ phía trong có màu hồng nhạt thì nên chọn. Bởi củ có vỏ màu hồng nhạt sẽ ít độc tố hơn củ có lớp vỏ trắng.
- Không nên để khoai mì quá lâu sẽ làm củ bị khô, chai sượng, không còn ngon. Trước khi chế biến khoai mì bạn cần sơ chế cẩn thận để loại bỏ bớt nhựa.
- Không mua củ quá to, thân mềm, có mùi hôi lạ hay vỏ bị khô héo.
Thế là chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có ngay 2 món canh củ khoai mì (củ sắn) thơm ngon hấp dẫn mà lại còn rất đủ chất và làm ấm bụng trong những bữa cơm ngày mưa lạnh nữa đấy. HAY ĂN chúc bạn thành công nhé!
*Tham khảo hình ảnh và công thức từ 2 kênh YouTube: Hồng Nhôm và TOP FOODS.
Từ khóa: 2 cách nấu canh củ khoai mì (củ sắn),cách nấu canh khoai mì,canh khoai mì,canh củ khoai mì,canh củ sắn,cách nấu canh củ sắn,cách nấu canh khoai mì,canh khoai mì,canh củ khoai mì,canh củ sắn,cách nấu canh củ sắn,cách nấu canh khoai mì,canh khoai mì,canh củ khoai mì,canh củ sắn,cách nấu canh củ sắn,