Hưỡng dẫn nấu ăn
2 cách làm panna cotta caramel ngọt ngào, mềm mịn tan ngay trong miệng
Panna cotta là món tráng miệng được nhiều người yêu thích nhờ hương vị béo thơm, mềm mịn. Với sự kết hợp cùng sốt caramel ngọt lịm, món ngọt này lại càng tăng thêm độ thơm ngon. Cùng HAY ĂN vào bếp xem ngay 2 công thức làm panna cotta caramel và thưởng thức nhé!
1. Panna cotta caramel
Chuẩn bị
10 phútChế biến
30 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Panna cotta caramel
Whipping cream Sữa tươi không đường Bột gelatin ĐườngThông tin về whipping cream
- Whipping cream là một loại kem tươi (thực phẩm làm từ sữa tươi) có thành phần được làm từ sữa bò chưa tách bơ, hàm lượng chất béo là 30% - 36% và hoàn toàn không chứa đường.
- Whipping Cream có độ thơm béo nhẹ, màu trắng ngà và có thể kết hợp cùng các loại màu thực phẩm, cũng như do không chứa đường nên thuận tiện cho việc điều chỉnh độ ngọt tùy ý.
- Loại kem tươi này thường được sử dụng để làm: kem trang trí bánh, milk foam, topping cho đồ uống đá xay. Ngoài ra, nó còn là thành phần không thể thiếu để làm các món bánh như: pudding, cupcake, mousse, kẹo sôcôla tươi, kẹo caramel,...
Cách chế biến Panna cotta caramel
-
Ngâm nở gelatin
Cho vào chén 3gr bột gelatin, 15ml nước lạnh, sau đó khuấy đều rồi ngâm gelatin khoảng 10 phút cho nở.
-
Nấu caramel với kem sữa tươi
Tiếp theo, bạn cho thêm vào nồi caramel: 100ml sữa tươi không đường, 200ml whipping cream, gelatin đã ngâm nở rồi khuấy đều.
-
Thành phẩm
Panna cotta caramel mềm dẻo, có vị ngọt thơm đặc trưng từ sốt caramel hòa quyện cùng vị béo ngậy hấp dẫn từ hỗn hợp kem sữa, nếm thử 1 miếng thôi cũng đủ khiến bạn ngất ngây.
2. Panna cotta sốt caramel
Chuẩn bị
10 phútChế biến
20 phútĐộ khó
Dễ
Nguyên liệu làm Panna cotta sốt caramel
Heavy cream Sữa tươi không đường Gelatin (9.25 gr) Đường Bơ lạt Tinh chất vani Muối Hạt hồ đàoHeavy cream là gì? Cách phân biệt heavy cream và whipping cream
- Heavy cream còn được gọi là kem sữa béo, có hàm lượng chất béo ít nhất là 36 – 40%. Heavy cream có kết cấu kem cứng, dễ giữ được form dáng cho nên được sử dụng nhiều trong việc làm bánh, bắt bông.
- Sự khác biệt cơ bản giữa heavy cream và whipping cream là về hàm lượng chất béo và các thành phần phụ có bên trong.
- Heavy cream được sử dụng để sản xuất whipping cream. Heavy cream có kết cấu chắc hơn so với whipping cream nên thường được sử dụng để tạo kết cấu, bắt bông bánh kem.
- Whipping cream có hàm lượng chất béo từ 30 – 36% và không chứa đường, heavy cream có hàm lượng chất béo cao hơn, từ 36 – 40%.
Cách chế biến Panna cotta sốt caramel
-
Nấu hỗn hợp sốt caramel
Bắc nồi lên bếp, cho vào 200gr đường, 80ml nước rồi đun sôi trên lửa vừa đến khi sôi.
Khi hỗn hợp bắt đầu chuyển màu, bạn hạ xuống lửa nhỏ và tiếp tục nấu đến khi hỗn hợp chuyển sang màu vàng nâu như cánh gián thì tắt bếp.
Tiếp theo, cho vào thêm 240ml heavy cream, 2 muỗng canh bơ lạt, 1 muỗng cà phê tinh chất vani, 1 muỗng cà phê muối. Khuấy đều cho hỗn hợp hòa quyện rồi để nguội.
-
Ngâm nở gelatin
Cho vào chén 80ml sữa tươi ấm, 1 muỗng canh bột gelatin rồi khuấy đều, sau đó để yên khoảng 10 phút cho gelatin nở.
-
Nấu hỗn hợp kem sữa
Bắc nồi mới lên bếp, cho vào 480ml heavy cream, 240ml sữa tươi không đường, 100gr đường, 1 muỗng cà phê tinh chất vani.
Khuấy đều hỗn hợp trên lửa vừa đến khi ấm nóng, bốc hơi nước. Lúc này, bạn cho phần gelatin đã ngâm nở vào nồi và tiếp tục khuấy đều đến khi gelatin tan thì tắt bếp.
Mách nhỏ: Để hỗn hợp kem sữa không bị biến chất và mất dinh dưỡng, bạn không nên đun sôi hỗn hợp nhé, chỉ đun đến khi có hơi nóng bốc lên là được. -
Thành phẩm
Panna cotta sốt caramel mềm mịn, tan chảy trong miệng với lớp phủ sốt caramel nâu ngọt thơm hòa quyện cùng lớp kem sữa béo ngậy thêm chút bùi bùi từ quả hồ đào.
Mỗi hương vị đan xen 1 chút cũng đủ để tạo nên 1 món tráng miệng thơm ngon khó mà cưỡng lại được.
Gelatin là gì? Sự khác nhau giữa gelatin và bột rau câu
Gelatin là gì?
Gelatin là nguyên liệu được chiết xuất từ collagen – vốn tồn tại trong xương và da động vật (ví dụ da lợn). Người ta tiến hành xử lý các da động vật rất kỹ từ khâu làm sạch nguyên liệu cho đến khâu chế biến để tạo thành gelatin dùng được trong ngành thực phẩm.
Sự khác nhau giữa gelatin và bột rau câu
- Gelatin được chiết xuất từ collagen có trong xương và da động vật, ngược lại bột rau câu lại được chiết xuất từ thực vật, thường là táo đỏ và rong biển.
- Bột gelatin tan chảy ở nhiệt độ 60 độ C, trong khi đó bột rau câu lại cần nhiệt độ cao hơn đến 90 độ C.
- Xét về khả năng làm đông, bột rau câu có khả năng đông nhanh hơn 8 lần so với gelatin.
- Thành phẩm của bột gelatin có độ mềm dẻo, còn thành phẩm của rau câu rất giòn và đặc.
- Ngoài ra, các món ăn từ bột gelatin có thể bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh còn món ăn làm từ bột rau câu dễ bị chảy nước ở nhiệt độ thấp (như lấy ra từ ngăn đông tủ lạnh chẳng hạn).
Với 2 công thức chia sẻ trên, HAY ĂN hi vọng bạn có thể thực hiện được 2 món panna cotta caramel hấp dẫn, thơm ngon này cho cả nhà cùng thưởng thức sau bữa ăn nhé! Chúc bạn thành công!
Từ khóa: Panna cotta caramel, Panna cotta sốt caramel,panna cotta caramel,cách làm panna cotta caramel,panna cotta sốt caramel,cách làm panna cotta,panna cotta,panna cotta caramel,cách làm panna cotta caramel,panna cotta sốt caramel,cách làm panna cotta,panna cotta,panna cotta caramel,cách làm panna cotta caramel,panna cotta sốt caramel,cách làm panna cotta,panna cotta,