Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

2 cách làm chân giò hầm ngũ vị và hầm đậu phộng

2 cách làm chân giò hầm ngũ vị và hầm đậu phộng thơm ngon, bổ dưỡng

Không chỉ là món kho giàu dưỡng chất và dễ chế biến, chân giò hầm còn được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon và màu sắc bắt mắt. Cùng HAY ĂN vào bếp làm 2 món chân giò hầm ngũ vị và hầm đậu phộng, đơn giản và thơm ngon này nhé!

1. Chân giò hầm ngũ vị

Chân giò hầm ngũ vị
  • Chuẩn bị

    15 phút
  • Chế biến

    30 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chân giò hầm ngũ vị

Chân giò Lá nguyệt quế Hoa hồi Quế Tỏi Hành tím Gừng Nước dừa Nước tương Dầu hào Rượu gạo Nước cốt chanh Đường nâu Hạt tiêu Hạt nêm Muối

Hình nguyên liệu

nguyên liệu Chân giò hầm ngũ vị

Cách chế biến Chân giò hầm ngũ vị

  • Sơ chế giò heo

    Để làm sạch và khử mùi hôi, chân giò khi mua về bạn nên cạo sạch lông còn sót lại, sau đó dùng 2 muỗng canh nước cốt chanh (hoặc giấm, rượu) chà sát lên bề mặt giò heo, để yên khoảng 3 - 5 phút sau đó rửa sạch lại bằng nước lạnh.

    Bắc nồi lên bếp, cho vào phần giò heo đã rửa sạch và lượng nước ngập phần giò heo cùng 2 muỗng cà phê muối. Trụng giò heo trong nước sôi trong khoảng 2 - 3 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo.

  • Ướp giò heo

    Cho phần giò heo đã ráo nước vào tô ướp với 2 muỗng canh nước tương, 1 muỗng canh dầu hào và 1 muỗng cà phê hạt nêm.

    Trộn đều hỗn hợp và để yên trong khoảng 15 phút để giò heo thấm gia vị.

  • Rang nguyên liệu

    Bắc chảo lên bếp, cho vào chảo 6 lá nguyệt quế, 2 cây quế, 6 cái hoa hồi, 2 tép tỏi đã cắt lát, 2 củ hành tím, 1 củ gừng cắt lát và 1/2 muỗng cà phê hạt tiêu rồi rang lên cho dậy mùi.

  • Hầm giò

    Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi phần giò heo đã được ướp rồi cho tiếp hỗn hợp vừa rang trong chảo vào cùng 2 muỗng canh đường nâu, 2 muỗng canh rượu gạo và 500ml nước dừa.

    Hầm giò heo trên lửa vừa trong khoảng 2 tiếng cho đến khi thịt giò mềm đều và có màu cánh gián. Nếm nếm gia vị sao cho vừa ăn trước khi tắt bếp.

    Lưu ý: Trong quá trình hầm chân giò bạn nên quan sát nếu thấy nước cạn thì cho thêm nước lọc hoặc nước dừa vào rồi đảo đều lên để giò có thể chín đều.
  • Thành phẩm

    Chân giò heo dai dai đi kèm với đó là màu sắc bắt mắt cùng hương thơm ngây ngất từ các loại thảo mộc, chắc hẳn món ăn đậm vị này sẽ khiến bạn phải thích thú đấy.

2. Chân giò hầm đậu phộng

Chân giò hầm đậu phộng
  • Chuẩn bị

    30 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chân giò hầm đậu phộng

Chân giò Đậu phộng sống Muối Bột canh

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu làm chân giò hầm đậu phộng

Cách chế biến Chân giò hầm đậu phộng

  • Sơ chế giò heo

    Đậu phộng sống ngâm với nước 30 phút trước khi chế biến.

    Để sơ chế chân giò sạch và không hôi, khi mua về bạn cạo phần lông còn sót lại và chặt khúc vừa ăn.

    Bắc nồi lên bếp, cho vào phần giò heo đã rửa sạch và lượng nước ngập phần giò heo cùng 2 muỗng cà phê muối.

    Đun chân giò trong khoảng 2 - 3 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh rồi để ráo.

  • Hầm giò heo với lạc

    Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi phần chân giò đã được sơ chế cùng với một lượng nước lọc sao cho nước xâm xấp mặt chân giò và 100gr đậu phộng sống. Đậy nắp nồi và đun hỗn hợp trong khoảng 40 - 50 phút.

    Tiếp theo, cho vào 1 muỗng canh bột canh và tiếp tục đun thêm 10 - 15 phút.

    Dùng đũa đâm vào phần thịt giò, nếu thấy phần thịt giò đã mềm và dễ đâm, cắn thử thấy đậu phộng đã bùi thì tắt bếp.

    Trước khi tắt bếp nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn.

    Mách nhỏ: Bạn có thể hầm chân giò với nước dừa để hương vị thêm ngọt thanh và ngon hơn nhé.

  • Thành phẩm

    Với cách làm đơn giản và không tốn thời gian, chân giò hầm đậu phộng với chân giò dai dai cùng đậu phộng thơm mềm, không chỉ là món ăn dinh dưỡng mà còn khiến gia đình bạn phải suýt xoa trước hương vị thơm ngon này đấy.

Cách chọn mua chân giò tươi ngon

  • Khi mua chân giò, bạn nên chọn phần chân sau thay vì chân trước vì phần chân sau có nhiều thịt và nhiều dinh dưỡng hơn.
  • Nên chọn loại chân giò mà khi dùng tay ấn vào có độ đàn hồi, phần móng vẫn còn nguyên vẹn.
  • Ngoài ra, nên chọn mua chân giò tươi tại địa điểm cung cấp uy tín.

Cách sơ chế chân giò sạch, không hôi

  • Cách 1: Thui sơ chân giò bằng dụng cụ khò ga mini ở chế độ lửa vừa hoặc đốt giấy báo, rơm để thui.
  • Cách 2: Trụng sơ chân giò với nước sôi cùng một ít muối trong 2 - 3 phút rồi rửa sạch lại với nước lạnh.
  • Cách 3: Bạn có thể sử dụng 2 muỗng canh nước cốt chanh (hoặc giấm, rượu) chà sát lên bề mặt chân giò heo và để khoảng 2 - 3 phút rồi rửa lại với nước sạch.

Món chân giò hầm với hương vị thơm ngon lại đầy đủ chất dinh dưỡng, Điện máy XANH chúc bạn thực hiện thành công 2 món chân giò hầm ngũ vị và hầm đậu phộng này nhé!

*Nguồn tham khảo hình ảnh và công thức được chia sẻ từ YouTube: TasteShareFeedy VN.

Từ khóa: 2 cách làm chân giò hầm ngũ vị và hầm đậu phộng,cách làm chân giò hầm ngũ vị,cách làm chân giò hầm đậu phộng,chân giò hầm,chân giò đậu phộng,món kho,cách làm chân giò hầm ngũ vị,cách làm chân giò hầm đậu phộng,chân giò hầm,chân giò đậu phộng,món kho,cách làm chân giò hầm ngũ vị,cách làm chân giò hầm đậu phộng,chân giò hầm,chân giò đậu phộng,món kho,