Hay ăn


Hưỡng dẫn nấu ăn


Chân gà hầm thuốc bắc và đậu phộng

3 cách làm chân gà hầm thuốc bắc và hầm đậu phộng mềm ngon đơn giản

Chân gà hầm thuốc bắc và chân gà hầm đậu phộng là những cách chế biến chân gà vô cùng bổ dưỡng và hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua. Cùng Điện máy xanh vào bếp và thực hiện ngay 3 món ngon từ gà này nhé.

1. Chân gà hầm thuốc bắc

Chân gà hầm thuốc bắc
  • Chế biến

    40 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chân gà hầm thuốc bắc

Chân gà Gia vị tiềm thuốc bắc Hạt nêm Bột ngọt Đường Dầu hào Tỏi Hành tím

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu làm chân gà hầm thuốc bắc

Cách chế biến Chân gà hầm thuốc bắc

  • Sơ chế chân gà

    Chân gà sau khi mua về, các bạn cắt bỏ phần móng nhọn, bóp với muối, sau đó xả thật sạch với nước lạnh.

    Mẹo sơ chế chân gà sạch, không tanh

    Ngoài cách trên, bạn có thể ngâm ngập trong nước hòa với 15 gram baking soda và 15ml dấm gạo khoảng 15 - 20 phút. Việc ngâm như vậy sẽ loại bỏ nốt những chất bẩn còn bám lại và giúp chân gà mềm nhanh hơn khi nấu.

  • Sơ chế các nguyên liệu khác

    Hành tím, tỏi bóc sạch vỏ, băm nhuyễn.

  • Hầm chân gà

    Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào. Dầu nóng, cho hành, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp đến, cho phần gia vị tiềm thuốc bắc vào đảo đều khoảng 2 phút cho dậy mùi. Sau đó cho phần chân gà đã sơ chế vào xào sơ khoảng 5 phút cho thịt gà săn lại.

    Sau khi chân gà đã săn, cho tiếp 160ml nước lọc vào hầm đến khi sôi. Khi nước hầm gà đã sôi, nêm vào nồi 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muỗng canh bột ngọt, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh dầu hào, khuấy đều. Hầm chân gà thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.

    Mách nhỏ:

    Nguyên liệu thuốc bắc bạn có thể tìm mua ở tiệm đông y hoặc cửa hàng bán thảo mộc.

    Để nước hầm được trong và đẹp, trong quá trình hầm chân gà các bạn nên chú ý thường xuyên vớt bọt nhé!

  • Thành phẩm

    Chân gà hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng với những miếng chân gà dai giòn, thấm vị. Với cách nấu đơn giản, không một chút cầu kì, nhưng lại vô cùng bổ dưỡng phù hợp cho người mới ốm dậy, người bị cảm cúm,....

    Nên ăn khi còn nóng cùng với bánh mì và chén muối tiêu chanh để chấm. Đảm bảo sẽ không còn gì tuyệt vời bằng.

2. Chân gà hầm đậu phộng

Chân gà hầm đậu phộng
  • Chuẩn bị

    45 phút
  • Chế biến

    30 phút
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chân gà hầm đậu phộng

Chân gà Đậu phộng Rượu trắng Gừng Muối Nước mắm Bột ngọt Dầu ăn Ớt Hành tím Hành lá

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu làm chân gà hầm đậu phộng

Cách chế biến Chân gà hầm đậu phộng

  • Sơ chế chân gà

    Chân gà sau khi mua về, các bạn cắt bỏ phần móng nhọn, bóp với muối, gừng, rượu, muối khoảng 5 phút cho ra hết phần nhớt, sau đó xả thật sạch với nước lạnh

    Mẹo sơ chế chân gà sạch, không tanh:

    Ngoài cách trên, bạn có thể ngâm ngập trong nước hòa với 15 gram baking soda và 15 ml dấm gạo khoảng 15 - 20 phút. Việc ngâm như vậy sẽ loại bỏ nốt những chất bẩn còn bám lại và giúp chân gà mềm nhanh hơn khi nấu.

  • Sơ chế đậu phộng

    Đậu phộng mua về các bạn xả sơ qua nước lạnh để loại bỏ bớt bụi bẩn. Sau đó, đổ nước ngập mặt đậu phộng và ngâm trong vòng 45 phút.

    Mẹo chọn mua đậu phộng ngon:

    • Nên lựa đậu phộng có hạt to tròn, bấm móng tay vào hạt có cảm giác chắc, mẩy là hạt ngon, giàu dinh dưỡng.
    • Vỏ hạt đậu phộng có màu sáng.
    • Hạt đều, không bị lẫn các hạt lép, hư thối.
    • Không chọn hạt đậu đã bị mốc, hoặc xuất hiện các màu sắc lạ để đảm bảo an toàn.
  • Hầm chân gà

    Bắc một chiếc nồi lên bếp, cho phần chân gà và đậu phộng đã ngâm vào. Tiếp đến cho hành tím băm, 2 muỗng canh muối, 1 muỗng canh bột ngọt, 1 muỗng canh dầu ăn, 2 muỗng canh nước mắm, trộn đều.

    Tiếp đến cho nước lọc ngập mặt thịt gà, sau đó đó hầm chân gà khoảng 30 phút ở lửa vừa. Cứ khoảng 20 phút thì các bạn đổ thêm khoảng 200 ml nước. Liên tục như vậy đến khi dùng hết 500ml nước lọc là hoàn thành.

    Mách nhỏ: Việc châm nước liên tục như vậy giúp kéo dài thời gian nấu, chân gà và đậu phộng sẽ mềm và thấm vị hơn.

  • Thành phẩm

    Cho phần chân gà hầm ra , trang trí thêm một chút hành lá cắt khúc và vài miếng ớt cắt để món ăn thêm phần đẹp mắt và ngon miệng.

    Chân gà hầm đậu phộng thơm ngon, đậm đà, chân gà dai giòn thấm vị, kết hợp cùng đậu phộng bùi béo, đảm bảo hút hồn các thực khách.

    Nên ăn khi còn nóng cùng với bánh mì và chén muối tiêu chanh để chấm. Đảm bảo sẽ không còn gì tuyệt vời bằng.

3. Chân gà hầm đậu phộng dưa leo

Chân gà hầm đậu phộng dưa leo
  • Chuẩn bị

    30 phút
  • Chế biến

    1 giờ
  • Độ khó

    Dễ

Nguyên liệu làm Chân gà hầm đậu phộng dưa leo

Chân gà Dưa leo Đậu phộng khô Hành tím Ngò rí Gia vị thông dụng (muối/ hạt nêm/ tiêu)

Hình nguyên liệu

Nguyên liệu làm chân gà hầm đậu phộng dưa leo

Cách chế biến Chân gà hầm đậu phộng dưa leo

  • Sơ chế nguyên liệu

    Đầu tiên, bạn mang chân gà sơ chế sạch sẽ, cắt bỏ móng chân, ngâm với nước có muối và chanh. Rửa thật sạch, để ráo.

    Đậu phộng mua về, bạn đem ngâm nước nóng trong 1 tiếng, bóc bỏ vỏ, rửa sạch và để ráo.

    Dưa leo rửa sạch, cắt khúc. Hành tím cắt gốc rễ, bóc vỏ, rửa sạch, để ráo.

  • Trụng chân gà

    Cho 2 lít nước vào nồi, bắc lên bếp, đun trên lửa lớn cho sôi rồi cho vào 1/2 muỗng cà phê muối, 1 củ gừng cắt sợi, cho chân gà vào trụng sơ. Sau đó, đổ ra rổ, ngâm chân gà vào thau nước lạnh trong 15 phút.

  • Hầm chân gà

    Bắc nồi khác lên bếp, cho vào 2 lít nước lọc, đậu phộng đã bóc vỏ, thêm 2 - 3 củ hành tím, 1 muỗng cà phê muối, đậy nắp và hầm trong 30 phút với lửa vừa.

    Sau 30 phút hầm mềm đậu phộng, bạn mở nắp ra, cho chân gà và dưa leo vào hầm thêm 20 - 30 phút nữa là được.

    Đến khi chân gà mềm, bạn nêm nếm ít hạt nêm, tiêu cho vừa khẩu vị của gia đình rồi tắt bếp và múc canh ra , rắc hành ngò cắt nhuyễn lên trên.

  • Thành phẩm

    Vậy là món chân gà hầm đậu phộng dưa leo thanh mát, bổ dưỡng đã hoàn thành rồi. Nước canh hầm ngọt thanh, đậm đà, chân gà dai giòn, đậu phộng thơm béo, dưa leo mềm nhưng không bở, rất vừa miệng.

Mẹo chọn chân gà ngon

  • Nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có màu sắc lạ như đốm đỏ, đốm màu xanh, màu vàng. Sờ vào chân gà không thấy bị nhớt. Bạn nên lựa những chân chắc đều khi bóp.
  • Chân gà bị độn nước thường mập hơn bình thường, không có nếp nhăn ở da, khi bóp vào sẽ dễ mềm, không nên mua để đảm bảo an toàn.

Mong rằng 3 công thức chân gà hầm thuốc bắc và hầm đậu phộng trên sẽ giúp bạn thực hiện món ăn dễ dàng hơn. Hãy cùng HAY ĂN vào bếp thực hiện thôi nào. Chúc bạn thành công với công thức này nhé!

Từ khóa: Chân gà hầm thuốc bắc và đậu phộng,chân gà hầm thuốc bắc,chân gà hầm đậu phộng,cách hầm chân gà ngon,chân gà hầm,vào bếp,chân gà hầm thuốc bắc,chân gà hầm đậu phộng,cách hầm chân gà ngon,chân gà hầm,vào bếp,chân gà hầm thuốc bắc,chân gà hầm đậu phộng,cách nấu chân gà hầm thuốc bắc,cách hầm chân gà ngon,món chân gà hầm,