Hay ăn

Hưỡng dẫn nấu ăn

Cà phê mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp cơ thể tỉnh táo. Tuy nhiên uống cà phê cùng một số loại thuốc có thể gây nguy hiểm. Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Nhiều người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng để tăng cường sự tập trung và giúp cơ thể tỉnh táo hơn. Bên cạnh đó, cà phê cũng mang lại một số lợi ích đối với sức khỏe như bảo vệ gan, giảm bớt mệt mỏi,...

Tuy nhiên, uống cà phê cũng có thể gây ra một số tương tác với thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Hãy cùng HAY ĂN điểm qua 10 loại thuốc mà bạn cần lưu ý khi có thói quen uống cà phê ngay tại bài viết dưới đây nhé.

1 Thuốc cảm lạnh hoặc thuốc dị ứng

Trong thành phần của thuốc cảm lạnh thường chứa hoạt chất pseudoephedrin có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương. Đồng thời cà phê cũng là một loại chất kích thích. Do đó việc kết hợp uống cà phê và thuốc cảm lạnh cùng một lúc sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó ngủ, tâm trạng bồn chồn.

Ngoài thành phần pseudoephedrin trong thuốc cảm lạnh thì các loại thuốc dị ứng chứa fexofenadine cũng gây ra tác động tương tự nếu uống cùng cà phê.

Thuốc cảm lạnh hoặc thuốc dị ứngThuốc cảm lạnh hoặc thuốc dị ứng

2 Thuốc tuyến giáp

Các loại thuốc tuyến giáp thường được dùng để chữa bệnh suy giáp với các triệu chứng khô da, tăng cân, rụng tóc hay kinh nguyệt không đều. Tuy nhiên khi uống thuốc tuyến giáp với cà phê cùng một lúc có thể làm giảm tác dụng của thuốc xuống đến 50%, đồng thời khiến cơ thể hấp thụ thuốc kém hiệu quả hơn.

Thuốc tuyến giápThuốc tuyến giáp

3 Thuốc điều trị Alzheimer

Thuốc điều trị Alzheimer như donepezil, galantamine và rivastigmine thường được sử dụng phổ biến cho những người từ 65 tuổi trở lên. Những loại thuốc này tác dụng đến cơ thể thông qua việc bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine.

Tuy nhiên chúng lại bị ảnh hưởng bởi caffeine có trong cà phê. Cụ thể thành phần caffeine có trong cà phê sẽ làm giảm lượng thuốc đi vào não người bệnh, làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

Thuốc điều trị AlzheimerThuốc điều trị Alzheimer

4 Thuốc trị bệnh tiểu đường

Cà phê sữa hoặc cà phê có đường có thể làm tăng lượng đường trong máu và ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, việc tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể gây khó khăn trong việc kiểm soát lượng đường huyết, làm tăng insulin và làm bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.

Thuốc trị bệnh tiểu đườngThuốc trị bệnh tiểu đường

5 Thuốc hen suyễn

Những người mắc bệnh hen suyễn thường sử dụng thuốc giãn phế quản như theophylline hoặc aminophylline nhằm giúp làm giãn đường thở. Điều này giúp việc thở trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, gây khó chịu.

Đồng thời, caffeine trong cà phê có thể khiến các tác dụng phụ trở nên tệ hơn. Không những thế, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra cà phê cũng làm giảm lượng thuốc được hấp thụ vào cơ thể. Thuốc hen suyễn

6 Thuốc chống trầm cảm

Các loại thuốc như amitriptyline, escitalopram, fluvoxamine và imipramine thường được sử dụng để điều trị bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen uống cà phê trong lúc sử dụng các loại thuốc này sẽ có thể khiến thuốc bị chuyển hóa đi nơi khác mà không hấp thụ vào cơ thể.

Hơn nữa, thành phần fluvoxamine có trong thuốc trầm cảm còn khiến tác dụng phụ thông thường của cà phê trở nên mạnh mẽ hơn và gây ra tình trạng tim đập nhanh, mất ngủ,...

Thuốc chống trầm cảmThuốc chống trầm cảm

7 Thuốc huyết áp

Huyết áp cao có thể dẫn đến bệnh đột quỵ và tim mạch. Những người bị huyết áp cao thường sử dụng thuốc verapamil hoặc propranolol nhằm làm chậm hoạt động của tim, làm giảm áp lực tim trong việc bơm máu đến các tế bào.

Tuy nhiên, việc uống cà phê cùng lúc với thuốc điều trị huyết áp có thể khiến cơ thể hấp thụ ít thuốc hơn, từ đó làm giảm các lợi ích mà thuốc đem lại cho cơ thể.

Thuốc huyết ápThuốc huyết áp

8 Thuốc chống loạn thần

Thuốc chống loạn thần mang lại hiệu quả khá tốt cho những người bị bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm nặng hoặc những bệnh khác liên quan đến tâm thần. Cơ chế hoạt động của thuốc là ức chế các chất dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn các thụ thể của não. Một số loại thuốc chống loạn thần phổ biến như clozapine, haloperidol, phenothiazine và olanzapine.

Uống cà phê có thể khiến các loại thuốc này bị chuyển biến hoặc phân hủy, do đó cơ thể sẽ không hấp thụ được, làm giảm tác dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh.

Thuốc chống loạn thầnThuốc chống loạn thần

9 Melatonin

Melatonin giúp cơ thể ngủ ngon và sâu giấc hơn, trong khi đó cà phê lại kích thích khiến cơ thể tỉnh táo. Do đó, việc uống cà phê có thể khiến ức chế việc sản xuất melatonin trong cơ thể, làm triệt tiêu tác dụng của melatonin.

MelatoninMelatonin

10 Thuốc chữa bệnh loãng xương

Bệnh loãng xương khá phổ biến ở phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh. Những loại thuốc thường được dùng để điều trị bệnh loãng xương bao gồm risedronate hoặc ibandronate.

Theo Health, khi sử dụng thuốc để trị bệnh loãng xương, bạn nên uống nước lọc để cơ thể hấp thụ tối đa thành phần có trong thuốc. Việc uống cà phê có thể khiến tác động của thuốc kém hiệu quả.

Thuốc chữa bệnh loãng xươngThuốc chữa bệnh loãng xương

Bài viết trên đây HAY ĂN đã cùng các bạn điểm qua 10 loại thuốc cần lưu ý khi có thói quen uống cà phê. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ cũng như cân nhắc thời điểm uống cà phê khi sử dụng các loại thuốc này.

Nguồn: Báo Phụ nữ Việt Nam

Có thể bạn quan tâm:

HAY ĂN

Từ khóa: ,